12 tháng 5, 2012

Hậu quả kinh tế, xã hội của LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH thị trừơng


- Phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng: Doanh nghiệp lợi dụng vị trí độc quyền, vị thế thống lĩnh thị trường áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng như: 
i) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; 
ii) Hạn chế sản xuất , phân phối hàng hóa , dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng. 

- Gây ra tình trang bất bình đẳng trong cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác: 
Lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong kinh doanh; 
Áp đặt điều kiện cho các doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; 
Lợi dụng vị thế độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng; 
Bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; 
Ngăn cản việc tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới. 

- Gây thiệt hại đối với Nhà nước: không phát triển khao học công nghệ, lãng phí nguồn lực và giảm các nguồn thu từ thuế.

PHÂN BIỆT hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh?


Sự khác biệt giữa hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được nhận biết thông qua xem xét bản chất tác động của các hành vi
- Hành vi hạn chế cạnh tranh có tác động tới môi trường cạnh tranh nói chung, ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở trên cùng thị trường. Ví dụ, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp A có thể làm ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp B, C, D....khác trên thị trường. 
- Ngược lại, hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông thường chỉ liên quan và nhắm cụ thể tới một hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể. Ví dụ: doanh nghiệp A nói xấu doanh nghiệp B, doanh nghiệp A sử dụng các chỉ dẫn gây nhầm lẫn với sản phẩm của doanh nghiệp B... 

Ý nghĩa việc xác định thị trường liên quan



Thứ nhất, xác định thị trường liên quan là công việc đầu tiên để xác định thị phần của từng doanh nghiệp trong vụ việc cạnh tranh
Theo các quy định tại Khoản 2 Điều 9, Điều 11, Điều 18 và 19 của Luật Cạnh tranh, thị phần là cơ sở để xác định liệu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có bị cấm thực hiện thỏa thuận đó hay không; xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp; xác định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm và trường hợp các doanh nghiệp tập trung kinh tế cần phải thông báo cho Cục Quản lý Cạnh tranh trước khi tiến hành. 


Thứ hai, xác định thị trường liên quan là cơ sở quan trong để xác định hai doanh nghiệp có phải là đối thủ cạnh tranh của nhau hay không. Các doanh nghiệp chỉ có thể là đối thủ cạnh tranh của nhau nếu những doanh nghiệp này cùng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan. 


Thứ ba, xác định thị trường liên quan giúp cho việc xác định mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh gây ra. 

Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg qđ hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng kí hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung