25 tháng 5, 2011

Câu hỏi ôn tập: Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự - Cầm cố, thế chấp

1. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu
à SAI (theo Điều 15 quy định Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm của NĐ 163: 1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.)
2. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm; 
S (theo Khoản 1 Điều 15 NĐ 163 trên)
3. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu; 
S (vì K2 Điều 15: Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.)
4. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản; 
S (vì trong hợp bảo lãnh, đối tượng ở đây là công việc được thực hiện.)
5. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm; 
Đ (theo Điều 4 NĐ 163 nếu như tài sản đó thuộc quyền quản lý và sử dụng của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước.).
6. Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bao đảm; 
Đ?
7. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản; 
S (vì theo K1 Điều 12 NĐ 163, ngoài TH thế chấp còn các TH khác PL quy định; theo K2 thì Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thể được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu).
8. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm); 
S (vì theo NĐ 163, K4 Điều 58 quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm (trong TH cầm cố, thế chấp) thì: Người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận khác.)
9. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ; 
S (vì theo K1 Điều 56 NĐ 163 có quy định các TH xử lý tài sản bảo đảm khác ngoài TH bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ. Ví dụ: do các bên có thỏa thuận.)
10. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết; 
S (theo Điều 10 NĐ 163 còn quy định các TH khác, ví dụ: Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố)
11. Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành; 
S??????
12. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp; 
S (ví dụ trường hợp tại K3 ĐIều 349)
13. Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp; 
S (chỉ khi nào thỏa thuận theo K2 Điều 716)
14. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên có quyền (bên nhận bảo đảm) để họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm; 
S??
15. Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm;

Câu hỏi ôn tập: Khái niệm chung về nghĩa vụ dân sự

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
1.      Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ
à SAI (k2 Đ309): Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo cho bên cho nghĩa vụ biết bằng văn bản, không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
2.      Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chuyển giao với bên có quyền
à ĐÚNG (K2 Đ315)
3.      Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi
à SAI (K3 Đ623): Chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sd nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi trừ khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của bên bị thiệt hại; trong TH bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết
4.      Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba là trường hợp nguời có quyền thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời đại diện
à ĐÚNG (vì chủ thể của quan hệ nghĩa vụ không thay đổi, người có nghĩa vụ khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước người có quyền ban đầu)
5.      Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền
à SAI (theo K2 Đ285, nếu trong quan hệ nghĩa vụ đó pháp luật có quy đinh về thời hạn thì các bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn pháp luật quy định, hoặc nếu pháp luật không quy định thì có thể trả bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.)
6.      Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền, trừ khi pháp luật qui định khác
à SAI (K1 Đ284, địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể do các bên thỏa thuận).
7.      Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu
à SAI (vì: ví dụ như hành vi pháp lý đơn phương, một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, nếu có các điều kiện nhất định thì khi chủ thể bên kia thực hiện các điều kiện đó thì chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương phải thực hiện nghĩa vụ mà không cần chủ thể bên kia yêu cầu).
8.      Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều nguời có nghĩa vụ với người có quyền, thì những nguời có nghĩa vụ phải có sự thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả trong việc làm phát sinh nghĩa vụ
à ĐÚNG
9.      Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ hệ nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt
à SAI (vì: theo Đ384, Đ385) Khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc nghĩa vụ phải do chính bên có nghĩa vụ thực hiện mà cá nhân chết hoặc pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ mới chấm dứt.
Khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nvụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân, chủ thể khác là bên có quyền mà cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt thì nvụ cũng chấm dứt
10.  Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết
à SAI (vì: theo Đ375, còn được hiểu là bên có nghĩa vụ thực hiện được một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền miễn cho việc thực hiện tiếp).
11.  Những tài sản được qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đương nhiên là đối tượng của nghĩa vụ dân sự
à SAI (phải thỏa mãn khoản 3 Điều 28: những ts có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái với đạo đức xã hội)
12.  Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ nghĩa vụ cho nhau
à SAI (theo Điều 380, phải cùng nghĩa vụ về tài sản cùng loại)
13.  Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá hạn
à SAI (theo Điều 305, chỉ khi các bên không có thỏa thuận gì khác hoặc pháp luật không có quy định khác).
14.  Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam
à ĐÚNG (vì: Trong pháp luật dân sự thì ngoại tệ không được coi là tiền, bởi lẽ ngoại tệ không bao giờ được coi là công cụ thanh toán đa năng – một tính năng quan trọng nhất của tiền. Ngoại tệ phải được coi là một loại tài sản đặc biệt, thuộc nhóm hàng hóa hạn chế lưu thông. Chỉ những chủ thể nhất định (ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức có chức năng hoạt động ngoại thương, …) mới được phép xác lập giao dịch đối với nó.)
15.  Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự
à SAI
16.  Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền
à ĐÚNG (theo Điều 297)
17.  Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà nó góp phần hoàn thiện nội dung
à ĐÚNG
18.  Trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương, người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo ý chí của chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương nếu không sẽ bị xác định là vi phạm nghĩa vụ
à SAI (ko đc coi là vi phạm nghĩa vụ mà nó sẽ không phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên).

Đặc điểm của văn bản pháp luật

1. VBPL được xác lập bằng ngôn ngữ viết
- Giúp chủ thể ban hành trình bày đầy đủ,  mạch lạc toàn bộ ý chí của mình về các vấn đề phát sinh trong quản lí NN, giúp đối tượng thi hành biết để thực hiện.
- Thuận tiện cho việc chuyển tải, tiếp cận, khai thác, lưu trữ thông tin để phục vụ cho hoạt động quản lí.
- Ngoài ra, có thể sd ngôn ngữ khác như nói... nhưng những vấn đề quan trọng thì phải là ngôn ngữ viết.
2. Được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền do PL quy định
- Hiện nay, PL quy định nhiều chủ thể ban hành như: cq quyền lực, hành chính, kiểm sát, xét xử; người đứng đầu và các công chức khác của các cqNN; tổ chức xh và cá nhân đc ủy quyền trong một số TH cụ thể (ng quản lí tàu bay tàu biển...)
- Chỉ những chủ thể do PL quy định có thẩm quyền mới có thể có q` ban hành các VBPL. Nếu VBPL đc ban hành bởi các chủ thể khác không có thẩm q` do PL quy định thì VBPL đó không có hiệu lực PL.
3. VBPL có ND là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lí
- Ý chí này được xác lập dựa trên cơ sở PL hiện hành và ý chí chủ quan của chủ thể ban hành về những yếu tố khách quan của đời sống xh, phù hợp với mục tiêu của từng VB.
- Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, các chủ thể ban hành có thể tham khảo ý kiến, tâm tư nguyện vọng của đối tượng liên quan trực tiếp đến ND vb để vừa đạt được hiệu quả quản lí, vừa đảm bảo đc lợi ích của nhân dân.
4. Có hình thức do PL quy định
Hình thức vbPL bao gồm 2 yếu tố cấu thành là tên gọi và thể thức vb.
- Hiện nay PL quy định nhiều loại tên gọi: luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định,... Những quy định này để phân biệt các vbpl khác nhau trog cùng một hệ thống; phân biệt vbpl với những vb khác của NN; xác định thứ bậc hiệu lực của vb.
- Thể thức vb là cách thức trình bày vb theo một kết cấu, khuôn mẫu nhất định, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hình thức với ND vb; bảo đảm sự thống nhất trong hđ của hệ thống cơ quan nhà nước.
5. Được ban hành theo thủ tục do PL quy định
- Mỗi thủ tục đều có thể có những nét riêng biệt nhưng nhìn chung đều bao gồm những hđ mang tính chuyên môn, nghiệp vụ để giúp cho người soạn thảo, đồng thời tạo cơ chế trong việc phối hợp, kiểm tra, giám sát những cq có thẩm quyền nhằm hạn chế những khiếm khuyết trong hđ của NN.
- Thủ tục này được quy định trong nhiều vbQPPL khác nhau như Luật ban hành các VBPL; Luật khiếu nại, tố cáo; Pháp lệnh xử lí vi phạm HC...
6. Được NN đảm bảo thực hiện
Như tuyên truyền, giáo dục, cưỡng chế. Nếu các cá nhân, tổ chức liên quan không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các ND của vbPL thì phải chịu trách nhiệm pháp lí trước NN.Ngược lại, nếu thực hiện tốt thì có thể khích lệ về tinh thần và vật chất như tặng huân, huy chương, bằng khen, thưởng tiền...

15 tháng 5, 2011

Seminar 12-2-2010 Môn XDVBPL

Lưu ý:
- Bổ nhiệm, bầu: Ai có quyền bầu chức danh nào thì người đó có quyền bãi, miễn nhiệm đối với chức danh đó.
Ai có quyền bổ nhiệm thì có quyền miễn nhiệm, cách chức chức danh đó
- Nếu xác định thẩm quyền ban hành vb là của QH, UBTVQH thì ở trong Luật TC QH.
- Chủ tịch UBND các cấp: Luật TC HĐND, UBND, Pháp lệnh xử lí VPHC. Luật khiếu nại tố cáo, luật đất đai
- Bộ trưởng : NĐ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tc Bộ đó.
(Chưa hoàn thiện)

Seminar 10-2-2011 Môn XDVBPL

Soạn thảo vb:
1. Tuyển dụng ông A vào làm việc tại phòng ktra vbQPPL Sở Tư pháp tỉnh H
Chủ thể có q`: Giám đốc Sở TP tỉnh H.
Tên vb: Quyết định
Căn cứ Quyết định ...;
Căn cứ Luật Cán bộ công chức;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí công chức;
Xét đề nghị của trưởng phòng quản lí cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Tuyển dụng ông A vào làm việc tại phòng ... kể từ ngày...
Điều 2: Ông A có trách nhiệm tiếp nhận công việc chậm nhất đến ngày...
Điều 3: Ông A được hưởng mức lương ... và các khoản phụ cấp khác (nếu có) theo quy định của PL hiện hành.
Điều 4: Các trưởng đơn vị khác và ông A chịu trách nhiệm thi hành vb này.
Điều 5: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí
Nơi nhận:
- (Cq cấp trên để báo cáo);
- (Cq ngang cấp để phối hợp thực hiện);
- Lưu: văn thư; phòng tổ chức cán bộ.
2. Bầu các thành viên UBND thị xã A, tỉnh B, nhiệm kì 2010-2015
Chủ thể: HĐND thị xã A
Tên: Nghị quyết
Căn cứ Luật tổ chức HĐND UBND;
Căn cứ nghị định 107/2004/NQ-CP quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp;
Xét biên bản bầu cử thành viên UBND xã...,
QUYẾT NGHỊ:
...
3. Phê chuẩn kết quả bầu thành viên UBND thị xã A, tỉnh B, nhiệm kì 2010-2015
Chủ thể: Chủ tịch UBND tỉnh B
Tên Quyết định
4. Xử phạt VPHC đối với bà Lê Thị B với mức phạt 250k vì đã có hành vi không đội mũ BH đi xe vào đường ngược chiều
Chủ thể: Chiến sĩ CSGT đội CS số ...

Chỉ thị về chống lụt bão


 ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN HƯỚNG HÓA
Số: 02/2009/CT-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc            
 Hướng Hoá, ngày 0 7    tháng  9  năm 2009




CHỈ THỊ

Về công tác phòng, chống thiên tai, lụt bão
và tìm kiếm cứu nạn năm 2009
-------------------

Thực hiện Chỉ thị số 580/CT-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ t­ướng Chính phủ về Công tác phòng, chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2009; để chủ động phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2008, đồng thời, căn cứ vào phương án phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) của huyện để rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án của ngành, địa phương phù hợp với tình hình thực tế, chủ động phòng chống, xử lý kịp thời trước, trong và sau khi có thiên tai xảy ra. Phải xác định nhiệm vụ phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra là nhiệm vụ thường xuyên, nhất là trong mùa m­ưa bão; huy động sức mạnh của toàn dân, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị để chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, có hiệu quả trong mọi tình huống.
2. Củng cố và kiện toàn Ban Chỉ huy PCLB-TKCN của đơn vị mình theo hướng tinh gọn, gắn với việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên và bảo đảm hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; chỉ đạo, h­ướng dẫn việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bão, lũ, thiên tai và có biện pháp chủ động phòng, tránh.
3. Củng cố hệ thống dự báo, cảnh báo, mạng l­ưới thông tin liên lạc từ huyện đến cơ sở, đảm bảo thông tin hai chiều thông suốt trong mọi tình huống. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban, trực lãnh đạo 24/24 giờ trong mùa lụt bão; phân công người trực phải xử lý được công việc, nắm thông tin và báo cáo kịp thời.
4. Quán triệt việc tổ chức thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư­ phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ). Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, các địa phương, các lực lượng nhằm ứng phó kịp thời trong mọi tình huống khi thiên tai xảy ra.
5. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương đã được phân công để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ trước, trong và sau lụt, bão. Ngoài việc chỉ đạo phòng, chống lụt bão ở đơn vị mình, phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư­ cần thiết để tham gia việc phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh điều động của Ủy ban nhân dân huyện và  Ban Chỉ huy PCLB-TKCN huyện.

6. Xây dựng các phương án phòng, chống lụt bão, thiên tai của địa phương, đơn vị mình, thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của lụt, bão để chủ động trong việc tổ chức phòng, chống và xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn trước khi thiên tai xảy ra. Có kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men thiết yếu để phục vụ nhân dân, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đầu cơ, ép giá;
- Đối với các xã ven sông, suối, hồ đập, núi cao có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở: Phải chủ động kiểm tra để phát hiện sớm những sự cố hỏng của hồ, đập để có kế hoạch tu sửa, gia cố, khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và dân c­ư ở vùng hạ lưu hồ, đập;
7. Văn phòng Th­ường trực Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện th­ường xuyên theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình diễn biến của lụt, bão và thiệt hại do thiên tai gây ra về Th­ường trực Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Ban Chỉ huy PCLB-TKCN huyện cũng như­ báo cáo lên cấp trên để kịp thời chỉ đạo.
            8. Đề nghị Công ty Thủy điện Quảng Trị thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến lụt, bão ở khu vực công trình để hạn chế thấp nhất thiệt hại do lụt, bão gây ra, đảm bảo an toàn cho công trình và các khu vực dân cư.
9. Yêu cầu Hạt quản lý giao thông đường bộ: Khe Sanh, Hướng Phùng tập trung tuần tra, kiểm soát và xử lý ngay các đoạn đường thường xuyên xảy ra sạt lở, lũ cuốn làm ách tắc giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt.
Yêu cầu Thủ tr­ưởng các cơ quan, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện. Th­ường xuyên cập nhật thông tin, thống kê các số liệu mỗi khi có thiên tai xảy ra và kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân huyện, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện, qua cơ quan Thường trực: Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (ĐT: 3880.574) và Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện (3880.527; 3880.049).
Ban Chỉ huy PCLB-TKCN huyện có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị này./.

Nơi nhận:                  
- UBND tỉnh Quảng Trị;
- Sở Tư pháp;
- Thường trực Huyện uỷ;
- CT, các PCT UBND huyện;
- Các thành viên BCĐ PCLB huyện;
- Công ty Thủy điện Quảng Trị;
- Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể;
- 22 xã, thị trấn;
- C, PVP, CV;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

CHỦ TỊCH


Đã ký


Nguyễn Ngọc Sắc

Mẫu biên bản vi phạm hành chính

   UBND LẠNG GIANG                               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                                              PHÒNG Y T                                           Độc lập -  Tự do -  Hạnh phúc
 

   Số:             /BB-VPHC                                Lạng Giang,,  ngày     tháng     năm 200
         
                                                                                                Seri…….
BIÊN BẢN
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

Vào hồi… giờ… ngày … tháng … năm…
Tại ………………………………………………………………………
Chúng tôi gồm:
          1, ………………, chức vụ:………………………, đơn vị:………………
          2, ………………, chức vụ: ………………………, đơn vị:…………………..
Với sự chứng kiến của:
          - Người làm chứng:
           Ông/bà: …………………………., sinh ngày: ………………………, cư trú tại:…………………..Nghề nghiệp: ………………………Có số CMTND là:…………………….., do Công  an ……………cấp ngày … tháng … năm…
          - Đại diện chính quyền (nếu có):
           Ông/bà: …………………………., sinh ngày: ………………………, cư trú tại:…………………..Nghề nghiệp:………………………Có số CMTN là:…………, do Công  an ……………cấp ngày … tháng … năm …
tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực… đối với:
          Ông/bà: …………………………., sinh ngày: ……………, cư trú tại……….
           Nghề nghiệp: ……………………Có số CMTND là:……………, do Công  an ……………cấp ngày … tháng … năm …
          Sự việc diễn ra như sau:
          ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
          Xét thấy cần ngăn chặn vi phạm, đảm bảo xử phạt, chúng tôi đã đình chỉ hành vi vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn sau đây:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
          Biên bản được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang có giá trị như nhau,  01 bản giao cho đương sự,…………………………….
          và được đọc công khai cho mọi người cùng nghe.
          Biên bản được lập kết thúc hồi … giờ….

          Người vi phạm                                            Người lập biên bản

                                                                                                              
        Người làm chứng                                     Đại diện chính quyền (nếu có)       

Mẫu Chỉ thị của chủ tịch UBND

      UBND HUYỆN LỤC NAM                 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                  Độc lập -  Tự do -  Hạnh phúc
   Số:           /CT-CTUB
                                                                         Lục Nam, ngày     tháng     năm 200
                                    


CHỈ THỊ
Về chỉ đạo công tác………
_______________
       
          Phần ghi nội dung văn bản   (Times New Roman, cỡ chữ 14 in thường, đứng)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ./.

Nơi nhận:                                                                               CHỦ TỊCH  
- Như  trên;                                                                                                                                                                       
  - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo (3b).           

                                                                                                               


                                                                                                            Nguyễn Văn A

Mẫu chỉ thị của UBND

UBND HUYỆN YÊN DŨNG                 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                   Độc lập -  Tự do -  Hạnh phúc
   Số:     /        /CT-UBND
                                                                         Yên Dũng,, ngày     tháng     năm 200
                                   


CHỈ THỊ
Về chỉ đạo công tác………
_______________
       
          Phần ghi nội dung văn bản   (Times New Roman, cỡ chữ 14 in thường, đứng)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ./.

Nơi nhận:                                                                               TM.UBND
- Như  trên;                                                                                                                  CHỦ TỊCH                                                          - Lưu: VT, đơn vị soạn thảo (3b).           

                                                                                                               


                                                                                                            Nguyễn Văn A

Mẫu nghị quyết của HĐND

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN                          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    TỈNH BẮC GIANG                                  Độc lập -  Tự do -  Hạnh phúc
   
 Số:             /NQ-HĐND                         
                                                                           Bắc Giang,,  ngày     tháng     năm 200
                                                                               


NGHỊ QUYẾT
Về việc …………………………………………………….
 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
KHOÁ… KỲ HỌP THỨ…

Phần ghi nội dung Nghị quyết  (Times New Roman, cỡ chữ 14 in thường, đứng)
Căn cứ ……………………………………………………………………………………………………………………...;
Căn cứ ……………………………………………………………………………………………………………………..;
Xét..…….……………………………………………………………………………………………………………………..,

                                           QUYẾT NGHỊ:
                                                         (Times New Roman, cỡ chữ 14 in hoa đậm, đứng)
Điều 1. ……………………………………………………………………………………………………………………..   
Điều 2. ……………………………………………………………………………………………………………………..   
………………………………………………………………………………………………………………………………………………..  

Nơi nhận:                                                                         TM.HĐND
- Như  Điều ..;                                                                                                                                 CHỦ TỊCH                                                                                                             
-  Lưu: VT, đơn vị soạn thảo viết tắt.                                                    
                                                               



                                                                                                             Nguyễn Văn A