25 tháng 5, 2011

Câu hỏi ôn tập: Khái niệm chung về nghĩa vụ dân sự

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
1.      Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ
à SAI (k2 Đ309): Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo cho bên cho nghĩa vụ biết bằng văn bản, không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
2.      Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chuyển giao với bên có quyền
à ĐÚNG (K2 Đ315)
3.      Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi
à SAI (K3 Đ623): Chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sd nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi trừ khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của bên bị thiệt hại; trong TH bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết
4.      Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba là trường hợp nguời có quyền thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời đại diện
à ĐÚNG (vì chủ thể của quan hệ nghĩa vụ không thay đổi, người có nghĩa vụ khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước người có quyền ban đầu)
5.      Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền
à SAI (theo K2 Đ285, nếu trong quan hệ nghĩa vụ đó pháp luật có quy đinh về thời hạn thì các bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn pháp luật quy định, hoặc nếu pháp luật không quy định thì có thể trả bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.)
6.      Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền, trừ khi pháp luật qui định khác
à SAI (K1 Đ284, địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể do các bên thỏa thuận).
7.      Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu
à SAI (vì: ví dụ như hành vi pháp lý đơn phương, một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, nếu có các điều kiện nhất định thì khi chủ thể bên kia thực hiện các điều kiện đó thì chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương phải thực hiện nghĩa vụ mà không cần chủ thể bên kia yêu cầu).
8.      Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều nguời có nghĩa vụ với người có quyền, thì những nguời có nghĩa vụ phải có sự thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả trong việc làm phát sinh nghĩa vụ
à ĐÚNG
9.      Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ hệ nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt
à SAI (vì: theo Đ384, Đ385) Khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc nghĩa vụ phải do chính bên có nghĩa vụ thực hiện mà cá nhân chết hoặc pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ mới chấm dứt.
Khi các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nvụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân, chủ thể khác là bên có quyền mà cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt thì nvụ cũng chấm dứt
10.  Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết
à SAI (vì: theo Đ375, còn được hiểu là bên có nghĩa vụ thực hiện được một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền miễn cho việc thực hiện tiếp).
11.  Những tài sản được qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đương nhiên là đối tượng của nghĩa vụ dân sự
à SAI (phải thỏa mãn khoản 3 Điều 28: những ts có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái với đạo đức xã hội)
12.  Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ nghĩa vụ cho nhau
à SAI (theo Điều 380, phải cùng nghĩa vụ về tài sản cùng loại)
13.  Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá hạn
à SAI (theo Điều 305, chỉ khi các bên không có thỏa thuận gì khác hoặc pháp luật không có quy định khác).
14.  Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam
à ĐÚNG (vì: Trong pháp luật dân sự thì ngoại tệ không được coi là tiền, bởi lẽ ngoại tệ không bao giờ được coi là công cụ thanh toán đa năng – một tính năng quan trọng nhất của tiền. Ngoại tệ phải được coi là một loại tài sản đặc biệt, thuộc nhóm hàng hóa hạn chế lưu thông. Chỉ những chủ thể nhất định (ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức có chức năng hoạt động ngoại thương, …) mới được phép xác lập giao dịch đối với nó.)
15.  Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự
à SAI
16.  Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền
à ĐÚNG (theo Điều 297)
17.  Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà nó góp phần hoàn thiện nội dung
à ĐÚNG
18.  Trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương, người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo ý chí của chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương nếu không sẽ bị xác định là vi phạm nghĩa vụ
à SAI (ko đc coi là vi phạm nghĩa vụ mà nó sẽ không phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên).

1 nhận xét:

  1. câu 13 theo em là ĐÚNG. Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

    Trả lờiXóa