a. Hoàn cảnh lịch sử
Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết tại Trùng Khánh. Theo Hiệp ước này, Tưởng nhường cho Pháp được quyền đem quân thay quân đội Tưởng ở miền Bắc nước ta với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật. Đổi lại, Pháp trả cho Tưởng các tô giới của Pháp ở Trung Quốc và đường xe lửa Vân Nam cũng như hàng hoá của Tưởng qua cảng Hải Phòng được miễn thuế. Hiệp ước Trùng Khánh giữa Tưởng và Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn: hoặc là cầm vũ khí kháng chiến chống Pháp không cho chúng đặt chân lên miền Bắc; hoặc là hoà hoãn với Pháp để gạt Tưởng và tranh thủ thời gian củng cố lực lượng.
Đứng trước thời khắc gay go, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã ra quyết sách lịch sử, sáng suốt: Hòa để tiến. Ngày 6-3-46, Chính phủ ta đã ký với đại biểu Pháp ở Hà Nội bản Hiệp định sơ bộ.
b. Ta phải hòa với Pháp vì:
+ Ta tránh được tình thế bất lợi: phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều kẻ thù. Do Pháp và Tưởng bắt tay cấu kết với nhau chống lại ta, ký Hiệp ước Hoa Pháp (2/1946), theo đó quân Pháp ra Bắc để quân Tưởng rút về nước. Trong tình hình đó, nếu ta đánh Pháp ở miền Bắc khi quân Tưởng chưa rút về nước thì Tưởng sẽ đứng về Pháp đánh lại ta. Nếu hòa hoãn với Pháp ta chẳng những tránh được cuộc chiến đấu bất lợi mà còn thực hiện được mục tiêu đuổi quân Tưởng ra khỏi nước ta.
+ Việc nhân nhượng với Pháp, buộc chúng phải công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, có Chính phủ tự chủ, có nghị viện, có quân đội và tài chính riêng, v.v. làm cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp.
+ Ta có thêm thời gian hòa hoãn cần thiết để tiếp tục xây dựng, củng cố chính quyền và mọi mặt khác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống Pháp lâu dài về sau.
+ Để tỏ thiện chí hòa bình, đáp ứng mong muốn của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới không muốn chiến tranh xẩy ra, do đó ta có thể tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét