Bước 1: Xác định điều kiện khởi kiện:
1. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
Việc xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử là việc rất quan trọng, trong mỗi vụ án việc xác định thẩm quyền theo quy định chung của Bộ luật Tố tụng dân sự 2003.
a/ Xác đinh vụ việc có thuộc một trong các loại việc quy định tại Điều 25, 27, 29, 31 BLTTDS;
b/ Xác định vụ việc đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 33, 34, 35, 36, 37 BLTTDS.
2. Xác định về thời hiệu khởi kiện:
Việc xác định thời hiệu khởi kiện rất quan trọng, đánh giá về việc người khởi kiện còn đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật hay không. Việc xác định thời hiệu khởi kiện dựa vào thời điểm phát sinh tranh chấp để tính thời hiệu:
Tính thời hiệu đối với vụ án dân sự:
- Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 1/1/2005 thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày 1/1/2005;
- Nếu tranh chấp phát sinh kể từ ngày 1/1/2005 thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ thời điểm quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.
Tính thời hiệu đối với vụ việc dân sự:
- Nếu quyền yêu cầu phát sinh trước ngày 1/1/2005, thì thời hiệu yêu cầu là 1 năm kể từ ngày 1/1/2005;
- Nếu quyền yêu cầu phát sinh từ ngày 1/1/2005 thì thời hiệu yêu cầu là 1 năm kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.
Việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu đối với vụ việc dân sự nếu pháp luật đã có quy định về thời hiệu khác với quy định tại Điều 159 BLTTDS thì áp dụng theo thời hiệu của luật chuyên ngành còn nếu không quy định thì áp dụng cách tính thời hiệu theo quy định của BLTTDS.
3. Xác định về các điều kiện khác:
Một số vụ án, vụ việc dân sự phải xác định các điều kiện khác như: Điều kiện về hào giải tại cơ sở, yêu cầu đã được giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật hay chưa.
* Đối với các vụ án mà theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải thông qua hòa giải tại cơ sở thì trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết phải tiến hành hòa giải và có yêu cầu hòa giai tại cơ sở.
Ví dụ:
- Đối với vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất: thì các tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 135, 136 Luật đất đai 2003 phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tranh chấp;
* Đối với vụ án mà đã được giải quyểt bằng một bản qná hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì không có quyền khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, ngoại trừ các trường hợp sau:
+/ Yêu cầu xin thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, thay đổi nuôi con nuôi;
+/ Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
+/ Tạm đình chỉ vụ án do người khởi kiện rút đơn khởi kiện do Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc trong trường hợp nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Bước 2: Thu thập chứng cứ, tài liệu chuẩn bị khởi kiện:
Thu thập chứng cứ để xác định điều kiện khởi kiện cũng như để chứng minh quyền khởi kiện cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích trong quá trình tham gia tố tụng.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:
Hồ sơ khởi kiện là hồ sơ mà nguyên đơn nộp cho Tòa án khi khởi kiện vụ án. Hồ sơ khởi kiện giúp đưa các thông tin đích của nguyên đơn đối với hội đồng xét xử. Hồ sơ khởi kiện chứa đựng những ý tưởng quan trọng mà qua đó nguyên đơn muốn làm sáng tỏ yêu cầu của mình.
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện trong các vụ án cụ thể:
a/ Đối với vụ án hôn nhân gia đình
Hồ sơ khởi kiện cần các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận kết hôn;
+ Giấy khai sinh của con;
+ Các giấy tờ chứng nhận tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản thuộc sở hữu riêng của từng người;
+ Các giấy tờ về các khoản nợ chung hoặc riêng của hai vợ chồng ( Nếu có);
+ Các giấy tờ tài liệu khác liên quan…;
b/ Đối với vụ án thừa kế
Hồ sơ khởi kiện cần các giấy tờ sau:
+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, CMTND, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
+ Di chúc ( nếu có);
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
+ Bản kê khai các di sản;
+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai khước từ nhận di sản ( Nếu có).
c/ Đối với vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất
Hồ sơ cần các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trogn sổ đăng ký ruộng đấy, sổ địa chính;
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho qiuền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 nay được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15/10/2003;
+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở thuộc chế độ cũ cấp cho ngướipử dụng đất;
+ Bản án hoặc quyết ssịnh của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; quyết ssịnh giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước cớ thẩm quyền đã được thi hành;
+ Các giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Quyết định cấp đất. bản án, quyết định của Tòa án… ( Trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
+ Các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng…
+ Biên bản hòa giải tại xã, phường.
d/ Đối với các vụ án tranh chấp về nhà ở:
Hồ sơ cần có các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà;
+ Các giấy tờ xác nhận chủ quyền nhà ( trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà);
+ Các giấy tờ liên quan tới giao dịch nhà ở có thanh chấp: Giấy tờ cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ, mua bán… hoặc các giấy tờ tài liệu thẻ hiện có quan hệ này;
+ Các giấy tờ, tài liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải quyết nhà đang có tranh chấp ( nếu có).
Bước 4: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.
+ Hồ sơ đã được chuẩn bị nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bằng hai cách đó là có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc Nộp đơn khởi kiện tới Tòa án qua đường bưu điện.
+ Nộp tiền tạm ứng án phí
Bước 5: Thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án
+ Hòa giải tại Tòa án;
+ Viết bản tự khai;
+ Tham gia phiên Tòa khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét