25 tháng 5, 2011

Câu hỏi ôn tập: Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự - Cầm cố, thế chấp

1. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu
à SAI (theo Điều 15 quy định Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm của NĐ 163: 1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.)
2. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm; 
S (theo Khoản 1 Điều 15 NĐ 163 trên)
3. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu; 
S (vì K2 Điều 15: Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.)
4. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản; 
S (vì trong hợp bảo lãnh, đối tượng ở đây là công việc được thực hiện.)
5. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm; 
Đ (theo Điều 4 NĐ 163 nếu như tài sản đó thuộc quyền quản lý và sử dụng của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước.).
6. Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bao đảm; 
Đ?
7. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản; 
S (vì theo K1 Điều 12 NĐ 163, ngoài TH thế chấp còn các TH khác PL quy định; theo K2 thì Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thể được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu).
8. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm); 
S (vì theo NĐ 163, K4 Điều 58 quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm (trong TH cầm cố, thế chấp) thì: Người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận khác.)
9. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ; 
S (vì theo K1 Điều 56 NĐ 163 có quy định các TH xử lý tài sản bảo đảm khác ngoài TH bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ. Ví dụ: do các bên có thỏa thuận.)
10. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết; 
S (theo Điều 10 NĐ 163 còn quy định các TH khác, ví dụ: Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố)
11. Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành; 
S??????
12. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp; 
S (ví dụ trường hợp tại K3 ĐIều 349)
13. Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp; 
S (chỉ khi nào thỏa thuận theo K2 Điều 716)
14. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên có quyền (bên nhận bảo đảm) để họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm; 
S??
15. Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm;

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét